Bạn đang phân vân không biết bắt đầu từ đâu, để thực hiện xây dựng căn nhà của bạn. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra: Làm nhà bắt đầu phải làm gì trước? Làm nhà phải liên hệ với những ai? Chọn ai làm đối tác, để cùng phối hợp để làm nên ngôi nhà bạn?
Bạn tìm bạn bè, người thân để tham khảo, và bạn đang tìm kiếm thông tin online về xây dựng.
Chúc mừng Bạn đến với chuyên mục “Cẩm nang xây dựng” do công ty chúng tôi sưu tầm và biên soạn. Thật là bổ ích, với cách trình bày tổng hợp, khái quát từng công việc sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về thủ tục pháp lý, thiết kế, thi công xây dựng. Bạn sẽ có được một số kinh nghiệm xây nhà thật bổ ích.
Kinh nghiệm xây nhà 1: Xác định ý tưởng kiến trúc, nhu cầu và công năng sử dụng (Cùng xây tổ ấm)
Kinh nghiệm xây nhà 2: Làm việc với kiến trúc sư (Cùng xây tổ ấm)
Kinh nghiệm xây nhà 3: Lên kế hoạch tài chính (Cùng xây tổ ấm)
Kinh nghiệm xây nhà 4: Vật liệu xây dựng(Cẩm ngang xây dựng)
Kinh nghiệm xây nhà 5: Lựa chọn nhà thầu và giám sát xây dựng (Cùng xây tổ ấm)
Kinh nghiệm xây nhà 6: Tìm hiểu Trình tự thi công (Cẩm ngang xây dựng)
Kinh nghiệm xây nhà 7: Thủ tục pháp lý (Cẩm ngang xây dựng)
Kinh nghiệm xây nhà 1:
Tổ ấm của bạn được triển khai xây dựng và ngôi nhà mơ ước của bạn thành hiện thực. Một kế hoạch cụ thể sẽ giúp việc xây nhà của Bạn dễ dàng hơn bao giờ hết. Hãy cùng chúng tôi Xác định ý tưởng kiến trúc, nhu cầu và công năng sử dụng để xây nhà Bạn nhé!
Xác định ý tưởng kiến trúc: Bạn trung thành kiểu truyền thống, hay bạn yêu thích nét trẻ trung nhẹ nhàng mà quyến rũ, hay bạn là người của trào lưu hiện đại. Bạn hãy chọn cho mình một phong cách riêng trước khi làm việc với kiến trúc sư.
Xác định chính xác chức năng sử dụng:
- Chỉ đơn thuần là để ở
- Ở và kết hợp kinh doanh
- Chỉ để kinh doanh
- Xây nhà cho thuê phòng trọ hoặc vừa để ở một phần vừa cho thuê phòng trọ ….
Xác định nhu cầu cơ bản của gia đình khi xây nhà mới như:
- Số lượng phòng, diện tích và vị trí của các phòng
- Phong cách và vật dụng trang trí nội thất sẽ sử dụng
- Không gian dự trữ, phòng thờ, nhà xe, vườn nhỏ, sân phơi, bồn chứa nước…
- Lưu ý về những thay đổi trong tương lai, ví dụ như đám cưới và gia đình sẽ có thêm người, v..v…
:::::::::::::::::::: KINH NGHIỆM XÂY NHÀ :::::::::::::::::::
Mách nhỏ cho bạn:
Nếu sử dụng máy lạnh, cần lên kế hoạch đặt chúng ở đâu ngay từ khi lên bản vẽ thiết kế. Và hãy tiết kiệm điện bằng cách sử dụng loại máy lạnh INVESTOR
:::::::::::::::::::: KINH NGHIỆM XÂY NHÀ :::::::::::::::::::
Nên tham khảo tất cả các thành viên trong gia đình trước khi thông qua những kế hoạch lần cuối.
Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên tất cả thông tin được đề cập ở trên. Tập hợp và ghi lại tất cả các thông tin để sau này làm việc với kiến trúc sư.
Kinh nghiệm xây nhà 2: Làm việc với kiến trúc sư
Hãy nói cái bạn cần, cùng những mong muốn về ý tưởng kiến trúc. Việc còn lại là của kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, ….
Bạn hãy tìm đến một Công ty chuyên về tư vấn thiết kế : để họ tư vấn cho bạn về trình tự thủ tục pháp lý, kỹ thuật xây dựng, giải pháp kiến trúc kèm chi phí thực hiện.
Bạn hãy trao đổi tường tận với kiến trúc sư về gu thẩm mỹ của bạn và gia đình bạn
Bạn hãy trao đổi với kiến trúc sư về ý tưởng, nhu cầu, công năng sử dụng của bạn và gia đình
Bạn hãy trao đổi với kiến trúc sư về nhu cầu bố trí phòng ốc, bếp, hướng nhà, hướng cửa theo phong thủy (nếu bạn muốn quan tâm đến phong thủy)
:::::::::::::::::::: KINH NGHIỆM XÂY NHÀ :::::::::::::::::::
Mách nhỏ cho bạn:
“Sống phải thở, thở để sống” Hãy đảm bảo ánh sáng tự nhiên và độ thông thoáng đạt tối đa trong tất cả các phòng. Một căn nhà sáng sủa mang lại cho ta cảm giác mạnh khỏe, tràn đầy sinh khí, và những điều may mắn và tốt đẹp đang chờ đón ta.
Một mảng không gian xanh luôn làm cho ta tươi trẻ, một cảm giác rất là Yomost!
Dù bạn có tin hay không tin về phong thủy. Hãy nên bố trí nhà ở theo phong thủy. Vì biết đâu sau này bạn lại tin
Sau khi trình bày ý kiến của bạn, nên lắng nghe lời khuyên của KTS. Nếu yêu cầu đó không phù hợp yêu cầu về mỹ thuật và yêu cầu về an toàn chịu lực thì không nên làm.
Nên tìm hiểu qua những thuật ngữ xây dựng và nên hạn chế can thiệp vào phần xử lý chuyên môn khi KTS đưa ra phương án.
Kinh nghiệm xây nhà 3: Lên kế hoạch tài chính
Một sự chuẩn bị tốt về tài chính không phải là Bạn có bao nhiêu tiền. Điều cốt lõi là bạn phải lên được kế hoạch tài chính với các danh mục rõ ràng để ngôi nhà của bạn sẽ không vượt quá phạm vi ngân sách mà chính Bạn đã đề ra.
Ước tính chi phí chuẩn bị: cho việc xây dựng căn nhà mơ ước Chi phí khảo sát địa chất, chi phí thiết kế, chi phí xin phép xây dựng, chi phí chuyển đồ qua vị trí ở tạm trong thời gian thi công
Ước tính chi phí Xây dựng cơ bản: đây là chi phí dùng để xây dựng toàn bộ ngôi nhà bạn bao gồm phần xây thô, trang trí nội thất, gạch, đá ốp lát….. Cách tính nhanh và phổ biến hiện nay là tính theo m2 xây dựng Xem ở mục xây dựng
Ước tính chi phí mua sắm đồ đạc và đồ dùng trong nhà: Lập danh sách các thiết bị, đồ đạc cần phải trang bị: Bàn ghế, so fa, máy lạnh, bếp ga, tủ lạnh ti vi, thiết bị gia dụng cần thiết. Một điều lưu ý những thiết bị, đồ đạc này không thuộc vào phần kinh phí xây dựng. Bạn nên dự trù kinh phí trước tránh tình trạng sau khi xây dựng xong ngôi nhà mơ ước lại thiếu kinh phí trang bị những vật dụng làm tô điểm thêm vẻ đẹp căn nhà, ảnh hưởng đến tiện nghi cuộc sống của bạn.
Hoạch định danh mục chi phí – Danh mục công việc thật kỹ để hạn chế phát sinh: Hầu hết khách hàng đều có suy nghĩ “làm nhà là công việc cả đời” nên lúc nào cũng muốn “Cố thêm một chút nữa” nên hay phát sinh kinh phí xây dựng, nhất là các loại vật liệu xây dựng hoàn thiện. Nếu tiềm lực tài chính của bạn chưa thực sự thoải mái, nên bám sát theo kịch bản về chi phí mà bạn đã đề ra để tránh phát sinh (Nhiều khoản phát sinh nhỏ sẽ thành một khoản tiền lớn)